Tìm kiếm
Bài viết nổi bật
09/05/2023
Thuốc lá và rượu bia chứa nhiều hoá chất và thành phần độc hại gây hại cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên sẽ có nguy cơ bị mất thính lực cao hơn người bình thường. Vậy cụ thể, tác hại của hút thuốc lá và uống rượu bia đối với thính giác như thế nào? Cùng Heargo tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Người hút thuốc lá có nguy cơ mất thính giác cao hơn 70% so với người không hút thuốc
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Những người hút thuốc có khả năng bị mất thính lực cao hơn 70% so với những người không hút thuốc. Trong đó, nếu hút càng nhiều thuốc lá thì nguy cơ bị mất thính lực sẽ càng cao. Thậm chí, ngay cả những người tiếp xúc với khói thuốc thụ động vẫn có nguy cơ bị mất thính lực cao hơn.
Cụ thể, khi hút thuốc lá, người hút sẽ gặp một số vấn đề về sức khoẻ thính giác như:
Như vậy, nguyên nhân làm tăng nguy cơ mất thính giác ở người hút thuốc là do hút thuốc có thể làm hỏng các tế bào lông mỏng manh ở tai trong, chịu trách nhiệm truyền tín hiệu âm thanh đến não. Theo thời gian, thiệt hại này có thể tích tụ và dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn. Ngoài ra, hút thuốc cũng có thể gây viêm và thu hẹp mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến tai và gây tổn hại thêm cho hệ thống thính giác.
Uống rượu bia có thể gây tổn thương não, mất thính giác tạm thời,...
Cũng giống như hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe rất nhiều như tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim, suy gan hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó, tác hại của rượu bia đối với mất thính giác là:
Ngoài mất thính giác tạm thời, lạm dụng rượu mãn tính cũng có thể dẫn đến bệnh thần kinh thính giác, một loại mất thính giác xảy ra khi các tế bào thần kinh truyền tín hiệu âm thanh từ tai trong đến não bị tổn thương. Loại mất thính giác này thường không thể phục hồi và có thể đi kèm với các triệu chứng khác như khó hiểu lời nói trong môi trường ồn ào.
Người hút thuốc lá và uống rượu bia kết hợp với nhau có thể làm tăng nguy cơ mất thính giác cao hơn
Như vậy, nếu uống nhiều rượu não của bạn sẽ có nguy cơ bị hỏng và gây ra chết các tế bào không thể khắc phục được. Rượu có thể ảnh hưởng đến vỏ não thính giác trung tâm nơi xử lý âm thanh. Ngay cả khi tai bạn không có vấn đề gì, não của bạn không thể xử lý tín hiệu âm thanh và bạn sẽ không thể hiểu được âm thanh xung quanh mình. Cũng giống như hút thuốc, người uống nhiều rượu bia có mức độ suy giảm thính lực cao hơn người không uống rượu bia. Vì vậy cách tốt nhất để bảo vệ thính giác của bạn là hạn chế uống rượu ở mức an toàn.
Đặc biệt, nếu bạn uống rượu bia và hút thuốc lá kết hợp với nhau, có thể làm tăng nguy cơ mất thính giác cao hơn.
Để bảo vệ sức khoẻ thính giác nên hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá
Nếu bạn là người hút thuốc hoặc thường xuyên uống rượu bia, để bảo vệ thính giác của mình, bạn cần phải:
Nghiên cứu JAMA năm 2022 đã chỉ ra rằng: Những người từng hút thuốc lá, sau đó bỏ hút thuốc có kết quả kiểm tra thính lực tốt hơn những người vẫn thường xuyên hút thuốc. 20 phút sau điếu thuốc cuối cùng, huyết áp của bạn sẽ giảm và tuần hoàn của bạn được cải thiện. Trong vòng 8 giờ, nồng độ carbon monoxide và oxy của bạn trở lại bình thường. Trong 48 giờ, khứu giác và vị giác của bạn được cải thiện và các đầu dây thần kinh của bạn bắt đầu tái tạo. Điều này cho thấy rằng việc bỏ thuốc lá thực sự có lợi cho thính giác của bạn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về tác hại của hút thuốc lá và uống rượu bia đối với sức khoẻ thính giác. Từ đó, có những nhận thức thay đổi thói quen hạn chế, bỏ hút thuốc lá và uống rượu bia để bảo vệ thính giác của mình và có thể giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về thính giác tối đa.
Để được cập nhật các thông tin mới nhất về thính giác, thiết bị trợ thính,… xem tại đây.
Thông tin trong bài viết được tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy sau:
https://professionalaudiology.com/how-smoking-drinking-may-affect-hearing/
https://www.healthyhearing.com/report/50940-Smoking-and-hearing-loss
https://advancedhearing.net/how-smoking-drinking-may-affect-hearing/
https://hearingaidassociates.com/blog/how-smoking-drinking-may-affect-hearing/
https://hearingaidassociates.com/blog/how-smoking-drinking-may-affect-hearing/
https://www.audiologyconcepts.com/blog/how-smoking-drinking-may-affect-hearing/
https://exceptionalhearingcare.com/how-smoking-drinking-may-affect-hearing-2/