Map marked Trợ thính Heargo - Ki ốt 11- Tòa CT1A - KĐT Xa La - Hà Đông - Hà Nội Phone 0967859916 Clock 8:30 AM - 5:30 PM
Logo
Giới thiệu Sản phẩm Kiến thức Tin tức Giỏ hàng Liên hệ
Logo
Banner 3 Banner 3
Trang chủ >

Tin tức

Tìm kiếm

Bài viết nổi bật

Nghiên cứu mới về ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khỏe thính giác

Đại dịch COVID-19 đã tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội và sức khỏe con người. Một số trường hợp COVID-19 đã dẫn đến ảnh hưởng tới sức khoẻ như tim mạch yếu, tổn thương phổi, mất khứu giác, hoặc thậm chí trầm cảm. Trong đó, theo một nghiên cứu của Báo cáo Tạp chí thính học Quốc tế (2021) đánh giá về COVID-19 và tác động đến thính giác cho thấy: 7,6% số người mắc covid-19 cho biết bị mất thính giác; 14,8% bị ù tai và 7,2% bị chóng mặt; 7% -15% người lớn được chẩn đoán gặp các triệu chứng tiền đình âm thanh. Triệu chứng phổ biến nhất là ù tai, sau đó là khó nghe và chóng mặt.

Mổi liên hệ giữa covid-19 và thính giác

Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Covid-19 đến sức khoẻ thính giác

Vậy có mối liên hệ nào giữa COVID-19 và mất thính giác hay không? COVID-19 tác động như thế nào đển các vấn đề về thính giác? Bài viết dưới đây, hãy cùng Heargo tìm hiểu những nghiên cứu mới nhất về tác động của dịch COVID-19 tới sức khỏe thính giác.

1. COVID-19 có thể ảnh hưởng gây ra chứng ù tai, chóng mặt

Mổi liên hệ giữa covid-19 và thính giác

Covid-19 có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng ù tai, chóng mặt 

Ù tai thường được mô tả khi bạn nghe thấy các âm thanh vo ve, rít, hoặc gầm rú bên trong tai mặc dù không có âm thanh bên ngoài nào xuất hiện.

Nhiều người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã trải qua những thay đổi về khứu giác, vị giác, thính giác, thăng bằng và trong một số trường hợp, bị ù tai. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số lý do tiềm ẩn COVID-19 có thể gây ù tai là do virus tấn công và làm hỏng hệ thống thính giác. Ngoài ra, căng thẳng về tinh thần và cảm xúc lo lắng do đại dịch cũng có thể là nguyên nhân xuất hiện triệu chứng ù tai. Bởi, số các nguyên nhân khác nhau gây ù tai có thể là do căng thẳng, lo lắng và bao gồm trầm cảm. 

Như vậy, mối liên hệ giữa COVID-19 và chứng ù tai thực sự có thể liên quan đến căng thẳng. COVID-19 không ảnh hưởng trực tiếp đến tai hoặc gây ù tai. Tuy nhiên, COVID-19 có thể khiến chúng ta căng thẳng, và căng thẳng có liên quan chặt chẽ đến chứng ù tai. Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng do áp lực cuộc sống, áp lực bên ngoài, sợ hãi về sức khỏe hoặc COVID-19 thì chứng ù tai sẽ trở nên tồi tệ hơn. 

Theo một nghiên cứu ở Manchester, Vương quốc Anh bao gồm 138 bệnh nhân người lớn đã nhập viện khi gặp các triệu chứng COVID-19 cho biết: Tám tuần sau khi xuất viện: 13,2% số bệnh nhân cho biết họ có sự thay đổi về thính giác (bị ù tai) kể từ khi mắc bệnh COVID-19.

Một nghiên cứu khác được thực hiện để xác định tác động của COVID-19 đối với những người đã từng bị ù tai. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một cuộc khảo sát trực tuyến với 3.103 người từ 48 quốc gia cho biết: 40% số người trả lời các triệu chứng ù tai của họ trở nên tồi tệ hơn sau khi mắc COVID-19.

Ngoài ra, một vài kết quả nghiên cức khác về ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khoẻ thính giác là chóng mặt. Uớc tính tình trạng chóng mặt xuất hiện ở khoảng 7% các trường hợp mắc COVID-19. Một số trường hợp khác bị mất thính lực đột ngột ở một bên tai, thường kèm theo ù tai.

2. COVID-19 có thể gây mất thính lực

Mổi liên hệ giữa covid-19 và thính giác

Bệnh nhân mắc covid-19 có thể dẫn đến tổn thương các cấu trúc trong và xung quanh hệ thống thính giác ngoại vi và trung tâm

Mặc dù tình trạng mất thính lực ít phổ biến hơn ở bệnh nhân COVID so với một số ảnh hưởng khác như mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác và các vấn đề tim mạch. Nhưng số ít bệnh nhân COVID trên toàn thế giới đã báo cáo gặp tình trạng khó nghe sau khi nhiễm virus. Một số bị mất thính giác nghiêm trọng khiến họ hoàn toàn không thể hiểu những gì người khác đang nói.

Khi mắc COVID-19 có thể dẫn đến tổn thương các cấu trúc trong và xung quanh hệ thống thính giác ngoại vi và trung tâm, dẫn đến mất thính giác.

“Mất thính giác thần kinh nhạy cảm đột ngột (SSHL) được hiểu là mất thính lực ít nhất 30dB trong ít nhất ba tần số liên tiếp phát triển trong vòng ba ngày.” Theo Viện Rối loạn thính giác Quốc gia, một số rối loạn có thể gây ra SSHL, bao gồm nhiễm trùng, chấn thương đầu, bệnh tự miễn dịch và các vấn đề về tuần hoàn máu. Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân.

Cụ thể,

Nghiên cứu được công bố trên Mạng lưới JAMA đã điều tra những tác động thần kinh tiềm ẩn của Virus corona. Nghiên cứu đã xem xét 214 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào năm 2019. 36,4% bệnh nhân gặp phải các triệu chứng thần kinh.

Nghiên cứu cũng lưu ý rằng các triệu chứng thần kinh “phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng (45,5%) theo tình trạng hô hấp của họ, bao gồm các biến cố mạch máu não cấp tính, suy giảm ý thức và chấn thương cơ”. 

Virus Corona có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại vi. Nó có thể làm hỏng các dây thần kinh truyền thông tin đến và đi từ não. Do đó, COVID-19 có thể gây ra bệnh thần kinh thính giác .

Bệnh thần kinh thính giác được Viện Quốc gia về Điếc và Các rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) định nghĩa là "rối loạn thính giác trong đó tai trong phát hiện được âm thanh, nhưng có vấn đề với việc truyền âm thanh từ tai đến não."

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa COVID-19 và khả năng mất thính giác đang được tiến hành.

3. COVID-19 có thể gây nhiễm trùng tai trong 

Mổi liên hệ giữa covid-19 và thính giác

Covid-19 có thể gây nhiễm trùng tai trong và các vấn đề về thăng bằng

Theo một nghiên cứu mới từ MIT và Massachusetts Eye and Ear cung cấp bằng chứng cho thấy virus thực sự có thể lây nhiễm sang các tế bào của tai trong, bao gồm cả tế bào lông, vốn rất quan trọng đối với cả thính giác và sự cân bằng. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mô hình nhiễm trùng được thấy trong mô tai trong của con người phù hợp với các triệu chứng được thấy trong một nghiên cứu trên 10 bệnh nhân Covid-19 đã báo cáo nhiều triệu chứng liên quan đến tai.

Cụ thể, nhiều bệnh nhân Covid-19 đã gặp các vấn đề về sức khoẻ thính giác như: mất thính lực và ù tai, chóng mặt và các vấn đề về thăng bằng, cho thấy rằng virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang tai trong.

Các con đường có thể để vi-rút xâm nhập vào tai bao gồm ống Eustachian, nối mũi với tai giữa. Theo Stankovic, virus cũng có thể thoát ra khỏi mũi qua các lỗ nhỏ xung quanh các dây thần kinh khứu giác. Điều đó sẽ cho phép nó xâm nhập vào không gian não và lây nhiễm các dây thần kinh sọ, bao gồm cả dây thần kinh kết nối với tai trong.

Ngoài ra, mất thính giác hoặc ù tai còn có thể do tác dụng phụ của thuốc được sử dụng để điều trị COVID-19. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị COVID-19 gây một số tác dụng phụ, ảnh hưởng tương đối cao gây mất thính lực, ù tai hoặc hoa mắt và chóng mặt. Những loại thuốc này bao gồm quinine, cholorquine và hydroxychloroquine.

Lưu ý: Về vấn đề này, khi tiến hành nghiên cứu, trong từng trường hợp cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm thính là do thuốc kháng vi-rút hoặc SARS-CoV-2. 

Tóm lại: Dựa vào các kết quả nghiên cứu và các báo cáo trường hợp đã được công bố về các vấn đề về thính giác khác nhau ở bệnh nhân COVID-19 cho thấy. Virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến thính giác ở các mức độ:

  • Mất thính giác thần kinh nhạy cảm đột ngột
  • Ù tai
  • Mất thính lực
  • Vấn đề cân bằng

Mặc dù các nghiên cứu báo cáo này mới chỉ dừng ở mức độ dựa trên các báo cáo trường hợp và khảo sát, dựa trên các báo cáo tự tổng hợp. Để có được những đánh giá toàn diện, đầy đủ về virus corona ảnh hưởng đến thính giác và sự cân bằng ra sao sẽ cần thêm thời gian nghiên cứu chẩn đoán và lâm sàng được tiến hành cẩn thận để so sánh một mẫu của những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và một mẫu đối chứng không có COVID. Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra những phương pháp điều trị và chăm sóc hỗ trợ tốt hơn cho những người gặp khó khăn với chứng suy giảm khả năng nghe và thăng bằng trong tương lai do tác động của COVID-19 đối với hệ thống thính giác.

Thông tin trong bài viết được tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy sau:

https://myhearingcenters.com/blog/studies-show-that-covid19-can-affect-tinnitus/

https://myhearingcenters.com/blog/links-between-hearing-loss-covid-19/

https://edgepharma.com/blog/covid-19-and-hearing-loss/

https://www.news-medical.net/news/20210326/Can-COVID-19-cause-hearing-loss-vertigo-and-tinnitus.aspx

https://www.healthyhearing.com/report/53127-Coronavirus-hearing-loss-tinnitus-covid

https://audiologyisland.com/blog/covid-19-and-hearing-loss/

https://drjillgordon.com/latest-news/does-covid-19-worsen-tinnitus-symptoms

https://drjillgordon.com/latest-news/who-estimates-large-hearing-loss-increase-in-2050

 

Tin tức khác

Arrow Arrow
7 cách giúp máy trợ thính luôn hoạt động tốt nhất
7 cách giúp máy trợ thính luôn hoạt động tốt nhất
Cách giúp máy trợ thính hoạt động luôn ổn định và tăng tuổi thọ thiết bị. Đảm bảo máy trợ thính được khô ráo, tránh nước; vệ sinh máy trợ thính thường xuyên; tránh để máy trợ thính tiếp xúc với nhiệt độ cao,... 
Hút thuốc lá và uống rượu bia ảnh hưởng đến thính giác như thế nào?
Hút thuốc lá và uống rượu bia ảnh hưởng đến thính giác như thế nào?
Thuốc lá và rượu bia chứa nhiều hoá chất và thành phần độc hại gây hại cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên sẽ có nguy cơ bị mất thính lực cao hơn người bình thường. 
Một số hoá chất có thể gây mất thính giác bạn cần biết
Một số hoá chất có thể gây mất thính giác bạn cần biết
Khi các loại hoá chất có hại cho tai xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể gây mất thính giác, ù tai hoặc thậm chí là điếc hoàn toàn. Những người bị mất thính giác do hóa chất gây ra thường rất khó xác định được nguyên nhân gây mất thính lực nghiêm trọng. 
Thiền có thể giúp giảm ù tai
Thiền có thể giúp giảm ù tai
Thiền là giải pháp để thay đổi nhận thức và phản ứng của bạn với âm thanh. Thực hành các bài thiền giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng và giảm cảm giác ù tai hiệu quả

Đăng ký tư vấn và thử máy miễn phí

info@heargo.vn

0967859916

Trợ thính Heargo - Ki ốt 11- Tòa CT1A - KĐT Xa La - Hà Đông - Hà Nội