Nghe kém là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, đặc biệt ở người cao tuổi, hoặc những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Việc nhận biết sớm nghe kém (điếc tai, lãng tai, nặng tai) có vai trò rất quan trọng giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
Nghe kém, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Trong bài viết dưới đây, Heargo sẽ giúp bạn làm sáng tỏ một số thông tin về nghe kém: Nghe kém - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục nghe kém hiệu quả. Hãy cùng theo dõi!
1. Nghe kém là gì?
Để hiểu rõ hơn về nghe kém, trước tiên bạn cần biết những thông tin về cấu tạo của tai (bộ phận quyết định trực tiếp đến việc nghe và giao tiếp)
Tai được chia thành ba phần: tai ngoài, giữa và trong. Sóng âm thanh đi vào tai ngoài và tác động vào màng nhĩ, khiến nó rung.
Cấu tạo của tai gồm 3 bộ phận
Phía sau màng nhĩ, trong tai giữa, có ba xương nhỏ (xương con): xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Những rung động truyền từ màng nhĩ đến các xương ở tai giữa. Sau đó các xương truyền những rung động đến ốc tai ở tai trong. Ốc tai chuyển đổi các rung động thành tín hiệu âm thanh rồi được gửi đến dây thần kinh thính giác để lên não và cho phép chúng ta nghe.
Vì vậy, khi một trong ba cấu tạo của tai bị tổn thương do tác động môi trường xung quanh, bệnh lý hoặc do tuổi tác thì đều có thể làm bạn nghe kém mọi thứ xung quanh. Đây là một trong những nguyên nhân, biểu hiện dẫn đến suy giảm thính lực hay còn gọi là lão thính.
Nghe kém là gì?
Nghe kém là hiện tượng nghe không rõ âm thanh ở môi trường bên ngoài, tình trạng này xảy ra khi các bộ phận của tai bị tổn thương. Làm giảm chức năng nghe ở nhiều cấp độ khác nhau. Người dễ mắc bệnh nghe kém là ở độ tuổi trên 60 tuổi.
Biểu hiện của suy lãng tai nghe không rõ âm thanh xung quanh
Nghe kém tuy không ảnh hưởng đột ngột đến cuộc sống của bạn, nhưng nếu kéo dài mà không có cách khắc phục điếc đúng cách sẽ dẫn đến người bệnh có tâm lý mệt mỏi, ngại giao tiếp, sống khép kín, lâu dần bị trầm cảm.
2. Dấu hiệu nhận biết giảm thính lực
Nguyên nhân của suy giảm thính lực (điếc, nghe kém)
Tuỳ các mức độ và nguyên nhân gây suy giảm thính lực, mà triệu chứng và dấu hiệu của tai nghe kém cũng sẽ khác, bao gồm:
1. Khó khăn khi giao tiếp với mọi người (không nghe rõ các lời nói và âm thanh khác)
2. Thường xuyên yêu cầu người khác nhắc nói to, chậm hơn
3. Không thể phân biệt được âm thanh có độ cao và khó nghe như tiếng thì thầm, tiếng nói của trẻ em, tiếng chim hót,…
4. Ghé sát mặt vào người khác để tiếp nhận, trao đổi thông tin
5. Không hiểu hết câu chuyện, nội dung cần truyền đạt
6. Luôn cảm thấy căng thẳng khi giao tiếp, lo lắng, hoang mang
7. Nghe lẫn lộn (khó phân biệt) các phụ âm
8. Luôn cảm thấy trong tai có tiếng o o, ù ù, vo ve khó chịu
9. Thường phải cho tăng âm lượng của Tivi, hay điện thoại, radio để nghe rõ hơn so với người bình thường
10. Không quan tâm người khác đang nói gì về mình; dần dần ít quan tâm tới cuộc sống xung quanh
11. Thu mình lại, sống khép kín, ngại giao tiếp, xa lánh bạn bè, gia đình, người thân.
3. Tại sao bạn nên quan tâm đến nghe kém
Hầu hết những người mắc bệnh nghe kém đều cảm thấy rất khó chịu, bực tức vì những phiền toái mà nghe kém mang lại cho họ. Nó làm đảo lộn mọi thứ trong cuộc sống: ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe, công việc, sinh hoạt hàng ngày, tâm lý,… nhất là ở những người cao tuổi (niềm vui khi về già là được nghỉ ngơi, trò chuyện với con cháu, tâm sự với bạn bè).
Phát hiện và điều trị nghe kém đúng cách giúp bạn luôn có cuộc sống hạnh phúc
Do vậy, để đảm bảo có một cuộc sống luôn vui tươi, thoải mái nhất việc quan tâm đến nghe kém rất quan trọng.
Vậy nguyên nhân của nghe kém là gì? Các loại nghe kém thường gặp hiện nay
4. Nguyên nhân chứng nghe kém
Nghe kém xảy ra phổ biến nhất là những đối tượng là người cao tuổi hoặc người làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực.
Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Việc tiếp xúc gần và lâu với những tiếng ồn lớn trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thính lực. Tại Việt Nam số lượng người bị điếc do bệnh nghề nghiệp đang ngày càng tăng cao, và có xu hướng trẻ hoá. Thường phổ biến ở một số môi trường làm việc như các công trường (tiếng máy khoan, đục, cưa,…), trực điện thoại (tiếp xúc với sóng điện thoại quá lâu).
- Do sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc không đúng cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực. Như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị ung thư,…
- Do chấn thương hoặc thay đổi áp suất: Nếu không may gặp chấn thương đầu có thể làm trật khớp xương tai giữa hoặc tổn thương dây thần kinh. Sự thay đổi áp suất đột ngột do đi máy bay hay lặn biển, cũng có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ, tai giữa, tai trong. Tất cả sẽ dẫn đến khả năng suy giảm thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn ở người mắc (tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và tình trạng sức khoẻ).
Theo thời gian khả năng nghe ngày càng kém
- Do tuổi tác: Suy giảm thính lực là một biểu hiện bình thường của con người khi về già. Bởi càng có tuổi, các tế bào lông ở trong tai sẽ mất dần và giảm hoạt động. Dẫn đến khả năng lọc âm thanh kém, không nghe rõ khi giao tiếp.
- Thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu: Đây là tình trạng thường gặp ở nam giới. Theo nghiên cứu, trong thuốc lá có chứa 2 hợp chất nicotine và carbon monoxide, việc hút thuốc nhiều sẽ làm cạn kiện nồng độ oxy trong máu đến ốc tai. Cũng như việc uống nhiều rượu, sẽ gây ức chế, phá huỷ các tế bào lông nhỏ trong tai, không thể tái tạo và hoàn thành chuyển những âm thanh thành xung điện, sau đó chuyển dọc theo dây thần kinh thính giác tới não.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Do lấy ráy tai, tai bị nhiễm trùng, mắc các bệnh về mạch máu (bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và tiểu đường,…), bẩm sinh, di truyền (do tiếp xúc với khói thuốc lá trong bụng mẹ). Gây giảm lưu lượng máu đến vùng tai trong và dẫn đến khả năng nghe kém đi.
5. Các loại nghe kém thường gặp hiện nay
Quá trình tổn thương các phần cấu trúc tai khác nhau sẽ dẫn đến các dạng nghe kém khác nhau. Về cơ bản, hiện nay được chia làm 3 dạng nghe kém như sau:
► Nghe kém dẫn truyền
► Nghe kém tiếp nhận
► Nghe kém hỗn hợp
STT
|
CÁC LOẠI NGHE KÉM
|
NGUYÊN NHÂN
|
BIỂU HIỆN
|
CÁCH KHẮC PHỤC
|
1
|
Nghe kém dẫn truyền
|
Do tổn thương tai ngoài hoặc tai giữa
|
- Tai ngoài: Do ráy tai bít tắc, dị vật ống tai, chít hẹp ống tai, nhọt ống tai, nhiễm trùng ống tai, nấm ống tai,…
- Tai giữa: viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mãn tính thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, chấn thương hòm tai, ứ dịch hòm tai, các bệnh lý xương con
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng điếc đột ngột (điếc 1 bên) do dây thần kinh thính giác bị tổn thương
|
- Có thể điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp bằng phẫu thuật
- Sử dụng máy trợ thính phù hợp, đúng cách nghe được như người bình thường.
|
2
|
Nghe kém tiếp nhận
|
Do tổn thương tai trong (ốc tai) hoặc sau ốc tai
|
- Phổ biến do quá trình lão hoá hoặc làm việc trong môi trường tiếng ồn lâu. Dẫn đến âm thanh truyền đến tai không được tiếp nhận và truyền tín hiệu lên não.
|
Giải pháp khắc phục hiệu quả nhất là dùng máy trợ thính hoặc cấy mô điện tử ốc tai.
|
3
|
Nghe kém hỗn hợp
|
Do tổn thương cả 3 bộ phận cấu tạo của tai (tai ngoài, tai giữa và tai trong)
|
Kết hợp 2 biểu hiện nghe kém dẫn truyền và nghe kém tiếp nhận
|
- Điều trị bằng thuốc
- Sử dụng máy trợ thính
- Phẫu thuật
|
Trong 3 loại nghe kém trên, thì nghe kém hỗn hợp là bệnh phổ biến thường gặp nhất hiện nay.
Lưu ý, mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương và phương pháp điều trị có đúng cách hay không.
6. Biến chứng của tai nghe kém
Suy giảm thính lực kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống không chỉ của người mắc bệnh mà còn cho cả những người xung quanh. Những biến chứng của tai nghe kém có thể bao gồm:
- Mất dần nhu cầu muốn giao tiếp, trao đổi thông tin với xã hội
- Không tự chủ được bản thân, tính khí thay đổi thất thường
- Khó ngủ, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược
- Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, sống trong cô đơn, trầm cảm, lo âu, buồn bã, chán nản.
Nghe kém nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
- Sức khoẻ giảm sút (do ngại giao tiếp > Ngại đi ra ngoài > ít vận động> ăn uống thất thường, khó tính, hay nóng giận vô cớ)
- Suy giảm khả năng ghi nhớ và rối loạn nhận thức như: Ghi nhớ lâu, hay quên, không ghi nhận được nhiều thông tin cùng lúc, ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
- Tăng nguy cơ mất an toàn cá nhân (vì không nghe rõ và không quan sát mọi thứ xung quanh)
7. Giảm thính lực có chữa được không?
Tuỳ vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh suy giảm thính lực có thể chữa được hay không. Nếu được phát hiện sớm và vẫn đang trong giai đoạn nhẹ thì việc lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng khả năng nghe của tai rất nhiều.
Giảm thính lực và cách khắc phục hiệu quả
Vì vậy chúng tôi muốn nói với bạn rằng, không bao giờ là quá muộn để chăm sóc và bảo vệ đôi tai của mình, chỉ cần bạn bắt tay vào thực hiện ngay bây giờ. Nhận biết và phòng tránh một số nguyên nhân gây suy giảm thính lực được coi là cách hiệu quả nhất để bảo vệ đôi tai của bạn.
8. Các phương pháp cải thiện nghe kém
Như đã đề cập, nghe kém, suy giảm thính lực do nguyên nhân tác động từ bên ngoài và do tuổi tác gây nên, do vậy, để phòng ngừa và cải thiện nghe kém hiệu quả, bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:
Giảm mức độ tiếp xúc với tiếng ồn nơi làm việc
Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lâu và làm việc đúng số lượng giờ
Với những người thường xuyên làm việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời gian dài, bạn nên bảo vệ đôi tai của mình bằng cách dùng nút ráy tai chống ồn khi làm việc, giảm dung lượng khi nghe tai nghe ở mức hợp lý, điều chỉnh thời gian làm việc hợp lý không quá 8 tiếng mỗi ngày.
Thường xuyên tập thể dục, ăn uống khoa học
Một điều cực kỳ quan trọng bạn nên ghi nhớ là hãy tập luyện thể dục thường xuyên. Bởi cách làm không chỉ giúp bạn tăng cường sức khoẻ, giảm các bệnh tiểu đường, huyết áp,… mà còn ngăn ngừa suy giảm thính lực hiệu quả.
Thường xuyên tập thể dục kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh
Theo nghiên cứu, người bệnh có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, áp dụng chế độ ăn lành mạnh, khoa học, ăn nhiều thức ăn chứa sắt, kẽm và bổ sung vitamin D, để giúp tăng oxy ở các tế bào thần kinh, cải thiện khả năng nghe.
Hạn chế dùng các thực phẩm chứa caffeine, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chế biến quá mặn, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu.
Lấy ráy tai đúng cách
Không tự lấy ráy tai, nên đến gặp các bác sĩ điều trị
Việc làm sạch tai tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không thực hiện đúng cách sẽ khiến đôi tai của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một trong những tác hại là nút ráy tai có thể gây ra các triệu chứng như ù tai, nghe kém, chóng mặt, đau đầu,… Cách an toàn nhất để loại bỏ ráy tai là đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được làm sạch tai. Ngoài ra, nếu lấy ráy tai ở nhà, bạn cần có thiết bị chuyên dụng như: vải mềm, dung dịch (dầu khoáng, Glycerin, Nước muối sinh lý,…), ống tiêm làm sạch tai.
Cải thiện nghe kém nhờ sử dụng máy trợ thính
Khi xuất hiện dấu hiện nghe kém, nghe không rõ, ngoài việc thông báo đến người nói chuyện về tình trạng sức khoẻ của mình để họ có thể nói chậm và rõ hơn. Để tự tin hơn trong giao tiếp, cân bằng sinh hoạt và công việc, phương pháp cải thiện nghe kém hiệu quả, an toàn được nhiều người tin chọn hiện nay là sử dụng máy trợ thính.
Tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, sẽ có các loại máy trợ thính phù hợp dành cho bạn. Bạn có thể thăm khám và nhờ các bác sĩ tư vấn hoặc gọi điện ngay đến Hotline 024 6656 6738 để được tư vấn miễn phí.
Máy trợ thính ngày càng được thiết kế nhỏ gọn và thời trang hơn, cũng như có giá thành rất hợp lý, trung bình chỉ từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một chiếc. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền, mang theo chúng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng thuốc thảo dược thiên nhiên
Sử dụng các thảo dược thiên nhiên là một gợi ý dành cho bạn giúp cải thiện lãng tai. Thực phẩm thiên nhiên có tác dụng:
- Hỗ trợ tăng cường chức năng thận
- Hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết
- Hỗ trợ giảm đau, chống viêm
Thường có trong các thảo dược: Câu kỷ tử, cốt toái bổ, thục địa, cây cối xay, vỏ ốc, cẩu tích,...
Luôn giữ tinh thần lạc quan
Đây là một điều cực kỳ quan trọng nhưng nhiều người vẫn chưa nhận ra. Khi tâm trạng thoải mái, sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường, giúp bạn không lo lắng, khí huyết lưu thông, sức khoẻ tốt, đôi tai được bảo vệ an toàn.
Ngoài ra, trường hợp điều trị lão thính ở người nghe kém mức độ nặng có thể áp dụng biện pháp: Cấy ghép điện cực ốc tai, cấy ghép tai giữa chủ động,…
Như vậy, Heargo đã cùng các bạn điểm qua những thông tin về nghe kém – nguyên nhân và giải pháp cải thiện nghe kém hiệu quả. Đừng quên áp dụng những kiến thức hữu ích này bạn sẽ có một đôi tai khoẻ mạnh, nghe rõ và một cuộc sống luôn vui tươi, tràn ngập hạnh phúc nhé!
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về nghe kém, suy giảm thính lực hoặc tư vấn mua máy trợ thính tốt nhất ở đâu hãy liên hệ ngay với Heargo qua Hotline 024 6656 6738 để được hỗ trợ tốt nhất.