Map marked Trợ thính Heargo - Ki ốt 11- Tòa CT1A - KĐT Xa La - Hà Đông - Hà Nội Phone 0967859916 Clock 8:30 AM - 5:30 PM
Logo
Giới thiệu Sản phẩm Kiến thức Tin tức Giỏ hàng Liên hệ
Logo
Banner 3 Banner 3
Trang chủ >

Kiến thức

Đau tai khi nghe âm thanh lớn phải làm sao?

Đau tai khi nghe âm thanh lớn là một biểu hiện thường gặp ở những người bị suy giảm thính lực (khả năng nghe bị suy giảm) do tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá 85 decibels và kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không phát hiện sớm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời, chứng đau tai khi nghe âm thanh lớn có thể phát triển nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày của người mắc.

Đau tai khi nghe âm thanh lớn

Khi bị đau tai khi nghe âm thanh lớn là bị gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Bài viết dưới đây, Heargo sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn những thông tin liên quan đến tình trạng này, để có thể kịp thời phát hiện và cải thiện bệnh hiệu quả.

1. Đau tai khi nghe âm thanh lớn là bị gì?

Đau tai khi nghe âm thanh lớn được hiểu là tình trạng giảm khả năng chịu âm thanh - tăng độ nhạy đối với một số âm thanh môi trường bình thường. Người gặp tình trạng đau tai khi nghe âm thanh lớn sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc dung nạp những âm thanh hàng ngày như tiếng nói chuyện với bạn bè, tiếng máy khoan, âm nhạc lớn,…

Trong hầu hết các trường hợp, khi tiếp xúc với âm thanh trên 85dB trở lên (âm thanh được coi là lớn, khó chịu) đều có thể gây hại cho thính giác. Mức độ tổn thương sẽ tuỳ thuộc vào cường độ, tần số và thời gian tiếp xúc với tiếng ồn. Mức decibels đối với âm thanh môi trường phổ biến bao gồm:

  • 60 decibel - con người nói chuyện
  • 80 decibel - đồng hồ báo thức
  • 105 decibel - đám đông tại sự kiện thể thao
  • 115 decibel - còi báo động cứu thương
  • 145 decibel - pháo nổ
  • 160 decibel - súng ngắn bắn.

Người bị chứng đau tai khi nghe âm thanh lớn thường có dấu hiệu đau một bên tai hoặc cả hai tai, đi kèm với các triệu chứng khác như:

Đau tai khi nghe âm thanh lớn

Đau tai khi nghe âm thanh lớn là biểu hiện của suy giảm thính lực thường đi kèm với các dấu hiệu như ù tai, khó chịu, cảm giác đầy tai,...

  • Ù tai hoặc có tiếng vo ve, gầm rú, rít trong tai
  • Tai bị đau khi có những tiếng ồn ào xung quanh như tiếng ô tô, tiếng máy khoan, còi xe cứu thương, âm nhạc lớn,…
  • Cảm giác đầy tai như có ráy tai
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, không thoải mái, khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
  • Khó tập trung
  • Cảm giác chóng mặt, buồn nôn và mất cân bằng khi xuất hiện một số âm thanh cụ thể.
  • Thính giác bị bót nghẹt
  • Khó khăn khi nói chuyện nơi đông người
  • Thường yêu cầu mọi người nói chậm hoặc lặp lại nội dung cuộc hội thoại.
  • Có xu hướng tránh các tình huống xã hội vì khó theo dõi các cuộc trò chuyện trong môi trường ồn ào.
  • Các vấn đề về giấc ngủ.

2. Nguyên nhân gây đau tai khi nghe âm thanh lớn?

Đau tai khi nghe âm thanh lớn

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian nhất định là nguyên nhân ù tai, suy giảm thính lực

Đau tai khi nghe âm thanh lớn có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và bạn thậm chí không phải lúc nào cũng nhận biết được các triệu chứng của nó. Bệnh có thể phát triển trong một khoảng thời gian hoặc xuất hiện khá đột ngột. Với nguyên nhân phổ biến nhất là tiếp xúc với tiếng ồn lớn (gây tổn thương ốc tai) như tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn trên 85 decibel - hoặc âm thanh của máy cắt cỏ, máy khoan - trong hơn 8 giờ mỗi ngày, gây mất thính lực dần dần. Trong khi đó, những tiếng động nổ như pháo hoa, lớn hơn 140 decibel, có thể gây ra tổn thương thính giác ngay lập tức.

Các nguyên nhân khác có thể là:

  • Chấn thương đầu và cổ
  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm tai ngoài
  • Rối loạn chức năng ống thính giác
  • Một vật lạ hoặc ráy tai chạm vào màng nhĩ
  • Vấn đề về ống eustachian (tai giữa)
  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
  • Cứng xương tai giữa
  • Chấn thương sọ não
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường.

3. Tác hại của đau tai khi nghe âm thanh lớn

Đau tai khi nghe âm thanh lớn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tức thời. Song nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, về lâu dài tình trạng này có thể nặng hơn gây ù tai kéo dài và mất khả năng nghe (mất thính lực, điếc vĩnh viễn) ở một số người, cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Do vậy, nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng của đau tai khi nghe âm thanh lớn nêu trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất. Đây là cách tốt nhất giúp bạn có thể cải thiện khả năng nghe và chất lượng cuộc sống, cũng như có thể tận hưởng lại các hoạt động yêu thích của mình - chẳng hạn như tham gia vào các cuộc trò chuyện với bạn bè và gia đình hoặc xem chương trình yêu thích trên TV, radio,…

4. 3 cách cải thiện tình trạng đau tai khi nghe âm thanh lớn 

Đau tai khi nghe âm thanh lớn

Đeo máy trợ thính giúp cải thiện tình trạng đau tai khi nghe âm thanh lớn 

Khi xuất hiện tình trạng đau tai khi nghe âm thanh lớn, để kiểm soát một số triệu chứng của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống, bạn có thể tham khảo 3 cách điều trị dưới đây:

  • Sử dụng máy trợ thính: Thiết bị cho phép người dùng điều chỉnh âm thanh giúp giảm đau tai, ù tai và cải thiện khả năng nghe âm thanh xung quanh.
  • Liệu pháp âm thanh: Bằng cách lắng nghe các loại âm thanh khác nhau, bạn sẽ không tập trung vào những âm thanh có thể gây đau tai. Từ đó, có thể kiểm soát âm thanh khó chịu và giảm độ nhạy với tiếng ồn dễ dàng.
  • Liệu pháp thư giãn, giảm căng thẳng: Thay vì tập trung vào những tiếng ồn gây khó chịu, phương pháp giúp bạn thư giãn, giảm mức độ căng thẳng và lo lắng, cũng như kiểm soát tác động của chứng đau tai đối với cuộc sống tốt hơn.

Ngoài những cách cải thiện đau tai khi nghe âm thanh lớn nêu trên, để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh, bạn cũng cần chủ động phòng tránh các triệu chứng của bệnh trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như:

  • Đeo thiết bị bảo vệ tai trong môi trường ồn ào
  • Giảm âm lượng khi nghe nhạc âm lượng quá lớn theo quy tắc vàng 60 x 60 (không bao giờ được tăng âm lượng tai nghe trên mức 60% và tuyệt đối không được sử dụng chúng liên tục trong hơn 60 phút).
  • Tập thể dục thường xuyên và ăn uống đúng cách
  • Hạn chế rượu, caffeine và nicotine
  • Ngủ đủ giấc và luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết trên, đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích khi tìm hiểu về chứng đau tai khi nghe âm thanh lớn, nguyên nhân và cách cải thiện bệnh tốt nhất. Để biết thêm những kiến thức liên quan đến thính giác hoặc các sản phẩm máy trợ thính bạn có thể tham khảo tại đây hoặc gọi ngay đến Hotline 0967 859 916 của Heargo để được tư vấn sớm nhất!

Tin tức khác

Arrow Arrow
Viêm ống tai ngoài ở người già dẫn đến mất thính lực
Viêm ống tai ngoài ở người già dẫn đến mất thính lực
Viêm ống tai ngoài (viêm tai ngoài) là một bệnh nhiễm trùng ống tai ngoài. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng đỏ, sưng, đóng vảy và dày lên của niêm mạc da ống tủy và kèm theo các mức độ khó chịu khác nhau, ngứa, mất thính lực và tiết dịch.

Viêm tai ngoài có thể dẫn tới mất thính lực. 3 cách hồi phục sau điều trị
Viêm tai ngoài có thể dẫn tới mất thính lực. 3 cách hồi phục sau điều trị
Viêm tai ngoài là bệnh về tai phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu không nhỏ cho người mắc. Triệu chứng điển hình thường gặp của viêm tai ngoài là đau tai ngoài, đỏ và sưng ống tai, và có thể gây mất thính lực.
Dị vật chui vào tai phải làm gì? [Xử lý nhanh]
Dị vật chui vào tai phải làm gì? [Xử lý nhanh]

Dị vật trong tai là tình trạng khi có vật lạ ở bên ngoài, như hạt, viên bi, bông tăm, côn trùng, thức ăn, đồ chơi,… mắc kẹt trong ống tai ngoài (ống dẫn đến màng nhĩ). Khi một dị vật xâm nhập vào trong ống tai, nó có thể gây đau, nhiễm trùng, hỏng màng nhĩ và giảm thính lực.

Bạn có lấy ráy tai tại nhà đúng cách? 9 phương pháp làm sạch
Bạn có lấy ráy tai tại nhà đúng cách? 9 phương pháp làm sạch
Cách an toàn để làm sạch ráy tai dư thừa là bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp tự nhiên như dầu ô liu, baking soda,.... Tuyệt đối không dùng tăm bông để lấy ráy tai (hoặc bất kỳ vật nhọn nào khác) vào tai.

Đăng ký tư vấn và thử máy miễn phí

info@heargo.vn

0967859916

Trợ thính Heargo - Ki ốt 11- Tòa CT1A - KĐT Xa La - Hà Đông - Hà Nội