Map marked Trợ thính Heargo - Ki ốt 11- Tòa CT1A - KĐT Xa La - Hà Đông - Hà Nội Phone 0967859916 Clock 8:30 AM - 5:30 PM
Logo
Giới thiệu Sản phẩm Kiến thức Tin tức Giỏ hàng Liên hệ
Logo
Banner 3 Banner 3
Trang chủ >

Kiến thức

Xẹp nhĩ: Biểu hiện, điều trị và cách hồi phục

Xẹp nhĩ là một trong những bệnh về thính giác gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của người mắc. Bệnh do nhiều yếu tố gây nên như viêm tai giữa, rối loạn chức năng vòi nhĩ, viêm nhiễm đường hô hấp,… Xẹp màng nhĩ thường có thể hồi phục và không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, nắm rõ các thông tin liên quan và cách điều trị xẹp nhĩ là điều rất cần thiết.

Xẹp nhĩ

Xẹp nhĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, phân loại và cách điều trị

1. Xẹp nhĩ là gì?

Xẹp nhĩ là tình trạng màng nhĩ bị lõm vào thành trong hòm nhĩ (phía ụ nhô và chuỗi xương con trong tai giữa), do lớp sợi của màng nhĩ giảm hay mất chức năng đàn hồi và định hình. Đây là hậu quả của quá trình viêm kéo dài trong hòm nhĩ và rối loạn chức năng vòi nhĩ làm lớp sợi màng nhĩ bị suy yếu, bị phá huỷ một phần hay hoàn toàn. Nhưng màng nhĩ không dính vào thành trong của hòm tai (ụ nhô) và lớp niêm mạc bọc tai giữa vẫn còn nguyên vẹn.

Xẹp nhĩ

Xẹp nhĩ là tình trạng màng nhĩ xẹp vào trong hòm tai làm cho khoảng trống của hòm tai bị thu hẹp

Hệ quả của xẹp màng nhĩ có thể dẫn đến sự thình thành Cholesteatoma - là sự phát triển bất thường của da trong tai giữa. Nó bắt đầu ở tai giữa và có thể lan đến xương chũm sau tai.

Màng nhĩ bị xẹp cản trở quá trình thay da bình thường. Da bình thường của cơ thể rụng ra môi trường. Trong tai, màng nhĩ bình thường đổ da vào ống tai tạo ra ráy tai. Màng nhĩ bị xẹp không thể làm bong lớp da chết này. Thay vào đó, nó tập trung vào khu vực bị co lại hoặc thu gọn của màng nhĩ. Khi phát triển ngày càng lớn, da từ trống tai bị ép vào tai giữa, nơi nó tiếp tục phát triển dẫn đến phá huỷ các cấu trúc của tai giữa.

Xẹp nhĩ là có thể xảy ra toàn bộ hoặc một phần của màng chùng, được gọi là xẹp nhĩ khu trú hay túi co kéo.

2. Nguyên nhân gây xẹp màng nhĩ

Xẹp nhĩ có thể do nhiều yếu tố gây nên, trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Chức năng thông khí của hòm tai bị ảnh hưởng do sự rối loạn chức năng vòi nhĩ. Đặc biệt là tắc vòi nhĩ 1 phần, sẽ gây áp lực trong hòm nhĩ âm tính. Do áp lực âm tính nên màng nhĩ luôn luôn bị kéo căng vào trong, quá trình này kéo dài sẽ làm các lớp sợi của màng nhĩ suy yếu và giảm tính đàn hồi.
  • Sự thay đổi cấu trúc niêm mạc hòm nhĩ: có thể làm giảm sức căng của màng nhĩ
  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm trùng do dị ứng, viêm xoang và các bệnh về hô hấp, dẫn đến không cân bằng được áp suất không khí trên cả hai tai. Khi ống eustachian hoạt động kém, sẽ ảnh hưởng đến khả năng kéo căng màng nhĩ.
  • Tiền sử bị thủng màng nhĩ mãn tính
  • Suy hô hấp cấp
  • Bệnh tăng quánh nhày,
  • Viêm nhiễm đường hô hấp,
  • Xương chũm kém phát triển.

3. Biểu hiện của xẹp nhĩ tai

Tuỳ theo tác nhân gây bệnh, mức độ xẹp nhĩ và tốc độ phát triển, các triệu chứng của xẹp màng nhĩ ở mỗi người cũng khác nhau. Cụ thể như:

  • Thính giác bị bóp nghẹt hoặc mất một phần thính giác (giảm thính lực, nghe kém)
  • Cảm giác đầy tai
  • Chảy dịch tai: Tai có thể tiết ra chất lỏng có mùi hôi
  • Áp lực tai:  Khi túi cholesteatoma tăng kích thước, nó có thể gây ra cảm giác đầy hoặc áp lực dư thừa trong tai
  • Đau tai từng cơn
  • Âm thanh óc ách trong tai

4. Xẹp nhĩ có nguy hiểm không?

Xẹp nhĩ

Xẹp nhĩ thường gây khó chịu cho người mắc như ù tai, mất thính lực, đau tai,...

Xẹp nhĩ có thể gây ra các triệu chứng nhỏ nếu nó phát triển chậm hoặc chỉ liên quan đến một phần của màng nhĩ. Nếu tình trạng phát triển nhanh chóng hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ màng nhĩ, các triệu chứng có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, gây ra hiện tượng ù tai, nghe kém, đau từng cơn và viêm tai dính. Nặng hơn là gây áp lực âm bên trong tai giữa có thể dẫn đến các vấn đề khác bao gồm: teo các thành xương của tai giữa, ăn mòn xương con, thường là ngành xuống của xương đe, có thể mất thính lực vĩnh viễn, Cholesteatoma,…

Như vậy, tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt người bệnh.

5. Cơ chế của xẹp nhĩ

Màng nhĩ tạo thành một phần của cơ quan thính giác, là một mô mỏng, kéo dài từ ống thính giác, ngăn cách giữa tai giữa và tai trong với tai ngoài. Phần lớn màng nhĩ được kéo căng ngang với ống thính giác nhưng các phần khác của màng nhĩ lại mềm hơn.

Màng nhĩ có một số chức năng bao gồm truyền và khuếch đại sóng âm thanh và bảo vệ các cấu trúc mỏng manh của tai.

Xẹp nhĩ xảy ra khi màng nhĩ với xương thành sau ống tai một góc rộng hơn các góc khác, điều này khiến cho phần sau của màng nhĩ bị yếu hơn dưới tác động của áp lực khí quyển bên trong ống tai. Ngoài ra, sự giảm áp lực bên trong hòm tai cũng có thể gây ra hiệu ứng rối loạn lưu lượng khí giữa tầng trên và tầng dưới của hòm tai, thông qua eo thượng nhĩ, trung nhĩ. Kết quả của sự rối loạn này là tại màng chùng và góc 1/4 sau trên của màng nhĩ sẽ bị ảnh hưởng có thể khiến xẹp màng nhĩ.

6. Các loại xẹp màng nhĩ

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Sade và Manne, xẹp màng nhĩ được phân ra thành 2 loại chính với các cấp độ khác nhau dựa trên mức độ tổn thương của màng nhĩ, bao gồm:

  • Xẹp nhĩ toàn bộ
  • Xẹp nhĩ một phần màng chùng (xẹp nhĩ khu trú)

Cả 2 loại xẹp nhĩ này đều có 4 cập độ. Cụ thể,

* 4 cấp độ của xẹp nhĩ toàn bộ:

  • Cấp độ 1: Màng nhĩ lõm 1 phần (co kéo nhẹ) - chưa tiếp xúc với các thành phần của thành trong hòm nhĩ, ngành xuống của xương đe.
  • Cấp độ 2: Màng nhĩ lõm (co kéo nặng) – đã tiếp xúc với ụ nhô hoặc ngành xuống của xương đe/xương bàn đạp. Lúc này, màng nhĩ rời khỏi nơi tiếp xúc và trở lại vị trí bình thường, hoặc phồng hơn vị trí bình thường.
  • Cấp độ 3: Màng nhĩ lõm (xẹp nhĩ) tai giữa tiếp xúc với ụ nhô và ngành xuống của xương đe. Màng nhĩ đã rời khỏi nơi tiếp xúc và trở về vị trí bình thường.
  • Cấp độ 4: Màng nhĩ đã dính vào ụ nhô và chui sâu vào trong hòm nhĩ. Hay còn gọi là Viêm tai dính (dính vào ụ nhô).

* 4 cấp độ của xẹp nhĩ khu trú:

  • Cấp độ 1: Xẹp nhĩ khu trú nhẹ, chưa chạm vào các cấu trúc tai giữa như cổ xương búa hay ngành xuống xương đe. Chưa có hiện tượng dính đáy túi vào xương búa.
  • Cấp độ 2: Ở cấp độ này, xẹp nhĩ khu trú đã chạm vào cổ xương búa hay ngành xuống xương đe.
  • Cấp độ 3: Vị trí túi co kéo ở sâu hơn đã ăn sâu vào phía thượng nhĩ và bắt đầu có tổn thương xương.
  • Cấp độ 4: Xẹp nhĩ khu trú sâu, bắt đầu ăn mòn tường thượng nhĩ và tổn thương xương búa.

7. Cách điều trị và phục hồi sau điều trị xẹp nhĩ

Xẹp nhĩ

Phương pháp đặt ống thông khí giúp khắc phục tình trạng xẹp nhĩ hiệu quả

Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, loại xẹp nhĩ một phần hoặc toàn bộ và các cấp độ xẹp nhĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng người mắc nhằm giảm bớt áp lực âm trong màng nhĩ như:

  • Sử dụng thuốc thông mũi hoặc steroid để giảm nghẹt mũi và viêm trong trường hợp bị viêm tai giữa.
  • Phẫu thuật đặt ống thông khí giúp cân bằng áp suất bên trong tai và thông khí đầy đủ của tai giữa.
  • Phẫu thuật tăng cường màng nhĩ: túi co kéo được lấy bỏ, đặt mảnh vá để bù đắp thiếu hụt của màng nhĩ.

Hy vọng, qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về xẹp nhĩ, nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với Heargo qua Hotline 0967 859 916 để đươc tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất!

Tin tức khác

Arrow Arrow
Viêm ống tai ngoài ở người già dẫn đến mất thính lực
Viêm ống tai ngoài ở người già dẫn đến mất thính lực
Viêm ống tai ngoài (viêm tai ngoài) là một bệnh nhiễm trùng ống tai ngoài. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng đỏ, sưng, đóng vảy và dày lên của niêm mạc da ống tủy và kèm theo các mức độ khó chịu khác nhau, ngứa, mất thính lực và tiết dịch.

Viêm tai ngoài có thể dẫn tới mất thính lực. 3 cách hồi phục sau điều trị
Viêm tai ngoài có thể dẫn tới mất thính lực. 3 cách hồi phục sau điều trị
Viêm tai ngoài là bệnh về tai phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu không nhỏ cho người mắc. Triệu chứng điển hình thường gặp của viêm tai ngoài là đau tai ngoài, đỏ và sưng ống tai, và có thể gây mất thính lực.
Dị vật chui vào tai phải làm gì? [Xử lý nhanh]
Dị vật chui vào tai phải làm gì? [Xử lý nhanh]

Dị vật trong tai là tình trạng khi có vật lạ ở bên ngoài, như hạt, viên bi, bông tăm, côn trùng, thức ăn, đồ chơi,… mắc kẹt trong ống tai ngoài (ống dẫn đến màng nhĩ). Khi một dị vật xâm nhập vào trong ống tai, nó có thể gây đau, nhiễm trùng, hỏng màng nhĩ và giảm thính lực.

Bạn có lấy ráy tai tại nhà đúng cách? 9 phương pháp làm sạch
Bạn có lấy ráy tai tại nhà đúng cách? 9 phương pháp làm sạch
Cách an toàn để làm sạch ráy tai dư thừa là bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp tự nhiên như dầu ô liu, baking soda,.... Tuyệt đối không dùng tăm bông để lấy ráy tai (hoặc bất kỳ vật nhọn nào khác) vào tai.

Đăng ký tư vấn và thử máy miễn phí

info@heargo.vn

0967859916

Trợ thính Heargo - Ki ốt 11- Tòa CT1A - KĐT Xa La - Hà Đông - Hà Nội